5 sai lầm thường gặp khi nuôi con

Hiện nay, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 14,1%, suy dinh dưỡng thấp còi là 24,6%. Suy dinh dưỡng do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ những sai lầm trong nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của các bậc cha mẹ đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, vận động và trí thông minh của trẻ.Sau đây là 5 sai lầm bà mẹ thường gặp khi nuôi con:

Không cho con bú sữa mẹ

Năm 2005, tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là 15,5%, hiện nay tỷ lệ này ở mức 19,6% và Việt Nam đang nằm trong nhóm có tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ thấp.Theo kết quả nghiên cứu tại Kiến Thụy, Hải Phòng, tỷ lệ bà mẹ cho con bú sau sinh 1 giờ đầu là 55,2%, nhưng tỷ lệ bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 20,2%.

Mặc dù sữa mẹ có nhiều lợi ích cho trẻ, nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết và thực hiện. Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu thường là: mẹ phải đi làm sớm,  bà mẹ nghĩ rằng sữa của mình không tốt bằng sữa công thức, chuộng sữa ngoại, muốn giữ gìn vóc dáng,...Không nên cho trẻ ăn quá nhiều chất đạm, dễ gây rối loạn tiêu hóa, phân sống...

Không nên cho trẻ ăn quá nhiều chất đạm, dễ gây rối loạn tiêu hóa, phân sống...

Ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, thời điểm cho trẻ ăn bổ sung (ăn sam, ăn dặm) là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (180 ngày). Trẻ sau 6 tháng tuổi, nhu cầu tăng cao sữa mẹ không đáp ứng đủ vì vậy cần bổ sung thêm thức ăn cho trẻ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ ăn bổ sung sớm sẽ làm tăng gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa,trong khi hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu làmảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu, sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Ngược lại, khi cho trẻ ăn bổ sung muộn, sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu thì trẻ cũng sẽ chậm tăng cân. Vì sữa mẹ sau 6 tháng không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng lên của trẻ, nên cần phải cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung. Ngoài việc bú sữa mẹ, trẻ cần được ăn thêm ít nhất là 1-2 bữa bột trong một ngày và số bữa ăn tùy theo độ tuổi.

Chăm sóc và nuôi dưỡng khi trẻ ốm

Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trước, trong, sau khi bị ốm rất quan trọng vì nó sẽ làm cho bệnh mau khỏi, mau phục hồi sức khỏe và tăng cường sức đề kháng đối với bệnh tật. Khi trẻ bị ốm: sốt, tiêu chảy,...thì nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cần nhiều hơn bình thường, trong khi đó một số bà mẹ lại có quan niệm sai lầm bắt trẻ phải ăn kiêng khem như: không cho trẻ bú, không cho trẻ ăn dầu hoặc mỡ, không cho trẻ ăn chất đạm, không cho trẻ ăn rau xanh,chỉ cho ăn bột ngọt (đường),...vì sợ trẻ đi ngoài nhiều hơn. Trẻ bị sốt sẽ mất nước, nhưng không bù nước cho trẻ và uống nước Oresol, bắt trẻ ăn kiêng,... Sau khi khỏi bệnh, không cho trẻ ănnhiều hơn để trẻ mau chóng phục hồi sức khỏe. Chế độ ăn uống kiêng khem, bữa ăn của trẻ mất cân đối không đủ chất, chính vì vậy trẻ dễ bị nguy cơ suy dinh dưỡng.

Cho trẻ ăn quá nhiều chất bổ dưỡng

Nhu cầu chất đạm của trẻ từ 6-11 tháng tuổi là 2-2,2 g/kg/ngày hay từ 18-20 gam/ngày(tương ứng với 20-30g thịt/bữa). Nhu cầu dầu hoặc mỡ từ 1-2 thìa cà phê/bữa và rau xanh 1-2 thìa cà phê/bữa. Công thức một bữa bột cua cho trẻ 7-9 tháng tuổi gồm: Bột gạo tẻ 4 thìa cà phê, nước lọc cua 1 bát con, mỡ ăn 1 thìa cà phê, rau xanh giã nhỏ 2 thìa cà phê. Trong năm đầu, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất cao cần thiết cho sự phát triển trong khi đó dạ dày của trẻ thì nhỏ, hệ tiêu hóa lại còn rất yếu, nếu nuôi dưỡng không tốt rất dễ bị tiêu chảy, kéo theo suy dinh dưỡng, còi xương. Vì vậy, các bà mẹ phải hết sức chú ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong khi lựa chọn thực phẩm, trong bảo quản/chế biến,...đồng thời cho trẻ ăn đúng nhu cầu cần thiết, tránh ăn quá nhiều chất bổ dưỡng.

Nếu khẩu phần ăn quá nhiều chất đạm, khiến hệ tiêu hóa non nớt phải làm việc mệt mỏi, dễ rối loạn tiêu hóa, gây phân sống, tiêu chảy,..

Nhỏ không được nuôi dưỡng/chăm sóc, lớn lên sẽ “nuôi dưỡng/chăm sóc bù”

Thực tế khoa học đã chứng minh suy dinh dưỡng trong giai đoạn phát triển quan trọng của con người-trước và trong quá trình mang thai và trong 2 năm đầu đời của trẻ đã lập trình cho mỗi cá nhân trong việc điều tiết tăng trưởng và ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ. Trẻ có não kém phát triển những năm đầu đời sẽ có nguy cơ về các bệnh của hệ thần kinh sau này: học tập kém, bỏ học sớm hơn, kỹ năng làm việc kém,...Nếu giai đoạn 1000 ngày vàng không được chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì dù chúng ta có nỗ lực đến đâu cũng không thể bù đắp được vì hầu như mọi chuyện đã được “an bài”. Vì vậy, việc hỗ trợ dinh dưỡng ở giai đoạn này đạt kết quả tối ưu so với bất kỳ giai đoạn nào khác trong cuộc đời của trẻ.

ThS. BS. Nguyễn Văn Tiến (TT Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

7 thực phẩm chữa bệnh loét dạ dày

Nguyên nhân và triệu chứng loét dạ dày

Loét dạ dày, còn gọi là viêm loét dạ dày. Loét thường gây ra bởi một loại vi khuẩn gọi là H. pylori, nhưng thuốc chống viêm không steroid, hút thuốc lá, uống rượu quá nhiều, một số loại thực phẩm và căng thẳng có thể làm nặng thêm loét của bạn.

Triệu chứng thường gặp bao gồm khó tiêu, đau bụng, nôn, ợ hơi, giảm cân và ợ nóng. Điều trị thường bao gồm thuốc men, một chế độ ăn uống và thay đổi lối sống lành mạnh, chẳng hạn như tránh các loại thực phẩm kích hoạt, tránh uống rượu, không hút thuốc và hạn chế thuốc chống viêm không steroid.

Thực phẩm giảm bớt triệu chứng loét dạ dày

Một số thực phẩm có thể giảm bớt các triệu chứng loét và đẩy nhanh quá trình chữa lành bệnh.

loet da day, thuc pham giau chat xo giam viem loet da day va duong tieu hoa

Thực phẩm giàu chất xơ giảm viêm loét đường tiêu hóa

1. Sữa chua

Bạn có thể điều trị loét dạ dày bằng cách ăn sữa chua. Sữa chua có chứa lactobacillus acidophilus, là chế phẩm sinh học, vi khuẩn "thân thiện" giúp duy trì sự cân bằng giữa các vi khuẩn tốt và có hại như H. pylori trong hệ thống tiêu hóa của bạn. Chế phẩm sinh học Probiotic có thể ngăn chặn nhiễm trùng do vi khuẩn H. pylori và giảm tác dụng phụ kháng sinh có thể xảy ra trong khi điều trị loét. Các loại thực phẩm khác có chứa probiotic bao gồm súp miso và thực phẩm từ đậu nành.

2. Dầu ô liu

Nấu ăn với dầu ô liu có thể giúp điều trị loét dạ dày. Thêm dầu ô liu có chứa phenol, hợp chất này ở lại trong dạ dày trong một khoảng thời gian dài. Các hợp chất này có thể hoạt động như một tác nhân chống vi khuẩn, và có thể ngăn chặn vi khuẩn H. pylori lan rộng và gây viêm niêm mạc dạ dày, nhưng cần nghiên cứu thêm trước khi xác định các mối quan hệ chính xác giữa dầu ô liu và vi khuẩn H. pylori.

Quả nam việt quất

3. Quả nam việt quất

Một thực phẩm có thể giúp điều trị loét dạ dày là nam việt quất. Quả nam việt quất rất giàu flavonoid, có thể làm giảm sự tăng trưởng của H. pylori, vi khuẩn gây loét và thúc đẩy chữa bệnh. Các loại thực phẩm khác có chứa flavonoid bao gồm cần tây, hành tây, tỏi và trà xanh.

4. Nước lọc

Bạn có thể điều trị loét dạ dày của bạn bằng cách uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày. Nước làm giảm triệu chứng loét của bạn bằng cách giữ cho cơ thể bạn đủ nước và tống các tạp chất ra ngoài.

5. Quả việt quất

Điều trị loét dạ dày của bạn bằng cách thêm một số quả việt quất tươi trong ăn sáng. Quả việt quất có chứa chất chống oxy hóa, có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, giúp cơ thể bạn chống lại virus và các bệnh tật, giảm triệu chứng loét và thúc đẩy chữa bệnh. Những thực phẩm khác giàu chất chống oxy hóa bao gồm anh đào, bí đỏ và ớt chuông.

6. Thực phẩm giàu chất xơ

Một chế độ ăn giàu chất xơ trong thực phẩm có thể giúp vết loét dạ dày lành lại. Chất xơ có thể đẩy nhanh quá trình chữa bệnh và làm giảm nguy cơ phát triển các vết loét trong tương lai. Các loại thực phẩm có chứa một lượng lành mạnh của sợi xơ bao gồm mâm xôi, táo, lê, dâu tây, atisô, đậu Hà Lan, đậu khô nấu chín, củ cải xanh, lúa mạch, lúa mì và gạo nâu.

7. Hạnh nhân

Điều trị loét dạ dày của bạn bằng cách ăn nhẹ thêm một số ít hạnh nhân. Hạnh nhân rất giàu vitamin B, protein và canxi có thể làm giảm triệu chứng loét và hỗ trợ trong quá trình phục hồi. Các loại thực phẩm khác có chứa vitamin B bao gồm các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cải bó xôi, cải xoăn.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(theo Live Strong)

Ung thư túi mật: Phát hiện sớm để điều trị triệt để

Nguyên nhân gây ung thư túi mật

Ung thư túi mật là tình trạng hiếm gặp nhưng đặc biệt nguy hiểm nếu phát hiện ở giai đoạn muộn. Một số yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư túi mật: Sỏi mật và viêm túi mật, người có tiền sử gia đình (bố mẹ, anh chị hoặc con cái) mắc ung thư túi mật; những người mắc vi khuẩn thương hàn (Salmonella); tuổi tác và giới tính (thường gặp ở người già và phụ nữ).

Một số nguyên nhân khác như béo phì, hút thuốc lá và tiếp xúc với hóa chất công nghiệp chứa nitrosamine... cũng có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư túi mật.

Dấu hiệu nhận biết

Ung thư túi mật thường không gây ra triệu chứng cho đến khi bệnh phát triển vào giai đoạn cuối hoặc có thể được phát hiện tình cờ trong mảnh sinh thiết túi mật do viêm và sỏi.

Một số dấu hiệu có thể xuất hiện sớm hơn: Đau bụng, nôn hoặc buồn nôn, vàng da, vàng mắt, u cục ở bụng..

Các triệu chứng khác ít gặp: Ăn kém ngon miệng, giảm cân, sốt, ngứa da, nước tiểu đậm màu, phân có màu nhạt hay chứa nhiều dầu mỡ.

Ung thư túi mật

Chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán chính xác ung thư mật, trước hết phải khám sàng lọc các yếu tố liên quan đến gia đình. Sau đó, thăm khám lâm sàng: Kiểm tra vùng bụng để xác định những bất thường nếu có như u cục, đau hoặc tích tụ dịch. Da và mắt sẽ được kiểm tra xem có màu vàng bất thường không. Các hạch bạch huyết cũng được khám để tìm khối u có thể xuất hiện nếu ung thư túi mật đã lây lan đến các hạch này.

Ngoài ra, cần làm một số xét nghiệm: Siêu âm, CT scanner bụng (siêu âm và CT scanner còn giúp hướng dẫn chọc kim sinh thiết khối u giúp chẩn đoán tế bào học), xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh, nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP).

Cần lưu ý, một số tổn thương túi mật có thể nhầm với ung thư túi mật như adenome túi mật, u mỡ, ứ đọng trong túi mật chất dạng cholesterol, polyp túi mật. Trong trường hợp ung thư túi mật lan vào đường mật chính thì cần phân biệt với ung thư đường mật và ung thư đầu tụy. Để tránh nhầm lẫn, cần làm các xét nghiệm như siêu âm, CT scanner, chụp đường mật có cản quang hoặc nội soi ổ bụng.

Có điều trị được không?

Các phương pháp điều trị bao gồm:

Phẫu thuật: Nếu ung thư mới phát triển ở giai đoạn đầu, phẫu thuật cắt bỏ túi mật có thể được thực hiện nhằm loại bỏ hoàn toàn khối u. Nếu ung thư đã lan rộng, các phẫu thuật giảm nhẹ có thể được xem xét để làm giảm triệu chứng và kéo dài cuộc sống người bệnh như: Đặt stent đường mật, phẫu thuật bắc cầu (bypass mật).

Xạ trị: Được dùng để hỗ trợ cho biện pháp phẫu thuật. Nếu kích thước khối u quá lớn hoặc nó nằm ở vị trí không thuận lợi thì xạ trị sẽ giúp làm nhỏ khối u trước khi tiến hành phẫu thuật. Ngược lại, nếu sau phẫu thuật, tế bào ung thư vẫn có khả năng còn sót lại thì xạ trị sẽ được sử dụng để tiêu diệt chúng, nhằm ngăn ngừa ung thư tái phát.

Hóa trị: Uống hoặc tiêm truyền thuốc, thường kết hợp cùng xạ trị sau phẫu thuật để hạn chế ung thư tái phát. Phương pháp này giúp làm giảm triệu chứng và kéo dài sự sống cho người bệnh.

Liệu pháp giảm nhẹ: Sử dụng thuốc giảm đau mạnh như morphine.

BS. Phương Thủy

Cách hạn chế khô mũi

Tôi bị khô mũi nhất là khi chuyển thời tiết, hay đi đường xa làm cánh mũi đau, khó chịu. Xin hỏi quý báo, điều trị như thế nào?

Huỳnh Văn Rô (Bình Định)

Khô mũi là hiện tượng thường xuyên xảy ra với nhiều người sinh sống ở vùng có khí hậu nhiệt đới. Đây là vùng có khí hậu tương đối khắc nghiệt, lúc quá nóng, lúc quá lạnh. Cho nên, niêm mạc hệ hô hấp kém thích nghi cũng là điều không quá khó hiểu.

Các lý do thường gặp khiến bạn khô mũi là: quá thường xuyên sử dụng thuốc nhỏ mũi trong một thời gian dài trước đó; do bạn hay ngồi trong phòng điều hòa, hay viêm niêm mạc mũi mạn tính, viêm họng mạn tính cũng gây ra triệu chứng này...

Để điều trị chứng khô mũi: có thể dùng thuốc xịt mũi dạng nước muối sinh lý, không có hóa chất co mạch, xịt một ngày 3 lần, sáng trước khi đi làm, trưa sau khi nghỉ trưa, tối trước khi đi ngủ. Bạn hạn chế hạ quá thấp nhiệt độ điều hòa, nếu có thể nên đổi vị trí cho đồng nghiệp tránh hơi gió quạt hoặc hơi điều hòa thổi trực tiếp vào mặt. Đêm đến, hạn chế nằm quạt điện thổi thốc vào mặt và mũi. Khi đi đường xa, bạn cần thiết phải đeo khẩu trang dù trời nắng hay trời rét. Như vậy, tình trạng khô mũi của bạn sẽ được cải thiện rất nhiều.

BS. Cao Hồng Đăng

Dấu hiệu bệnh đại tràng

Phạm Thị Liên (Phamlien9333@yahoo.com)

Bình thường người lớn đi đại tiện ngày 1 lần, phân thành khuôn mềm và không lỏng không táo. Nếu đi ngày 2-3 lần phân sống, mót rặn là không bình thường, đó là những dấu hiệu của các bệnh lý đường tiêu hóa như: hội chứng ruột kích thích, hay còn gọi là bệnh đại tràng chức năng (bệnh đại tràng cơ năng).

Đây là bệnh không có tổn thương tại ruột, thường do thay đổi thói quen ăn uống, sau ăn đồ lạ, sau dùng một số thuốc bệnh nhân đi ngoài phân không thành khuôn, có thể nát hoặc sền sệt, hoặc táo bón; rối loạn vi khuẩn đường ruột: mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến giảm hấp thu, tăng nhu động ruột gây đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, nát hoặc sống phân; viêm đại tràng mạn tính: số lần đi ngoài hơn 1 lần/ngày, thường vào lúc sáng sớm hoặc sau ăn đồ sống lạnh, sau dùng các chất kích thích. Tính chất phân thay đổi như lỏng, sền sệt, không thành khuôn, thậm chí phân táo, hoặc lúc đầu táo sau phân nát, phân sống. Có thể đau bụng, trướng hơi, đi ngoài không hết lại muốn đi tiếp,...

Trường hợp đặc biệt, rối loạn đại tiện kèm theo các triệu chứng như sốt, nôn, đi ngoài ra máu... có thể là biểu hiện của các bệnh cấp tính như: tiêu chảy cấp, bệnh lỵ, trĩ, xuất huyết dạ dày, polyp đại tràng, ung thư đại tràng. Trường hợp này, người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế để theo dõi và điều trị phù hợp. Nói chung, một khi đã có thay đổi về đại tiện sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu phát hiện muộn hoặc ở giai đoạn mạn tính dẫn đến quá trình điều trị khó khăn và lâu dài. Vì vậy, bạn nên sớm đi khám tìm nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ kê đơn điều trị hiệu quả.

BS. Trần Quang Nhật

Sỏi thận có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Độ tuổi mắc bệnh thường từ 20 - 50 tuổi, ở nữ thì trẻ hơn từ 20 - 40 tuổi. nếu không chữa trị kịp thời, bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn gây nhiều biến chứng rất nguy hiểm.

Hình thành sỏi và những nguy cơ do sỏi thận gây ra

Phần lớn các trường hợp sỏi thận hình thành do lượng nước quá ít (từ việc mất nước do uống ít nước hoặc tập thể thao quá sức), sự thừa khoáng tinh thể trong nước tiểu. Các khoáng chất như: canxi, oxalate, axít uric, natri, cystine hay phốtpho kết thành một khối rắn và đó chính là sỏi thận. Sỏi thận cũng có thể ra ngoài qua đường tiểu, nhưng cũng có thể ở trong thận, bàng quang hay niệu đạo. Sỏi thận là một dạng của sỏi niệu. Sỏi niệu thường xuất hiện ở nơi có dòng nước tiểu yếu hoặc đường tiểu quá nhỏ, uốn khúc, bị hẹp hay tắc nghẽn, do đó những vị trí có sỏi thường là thận, niệu quản chậu hoặc sát bàng quang, cổ bàng quang, niệu đạo, lỗ sáo. Sự di chuyển của sỏi, nhất là những sỏi có gai nhọn sẽ cọ xát vào đường niệu gây ra những cơn đau lưng, đái ra máu nếu sỏi ở thận, niệu quản. Còn sỏi tại bàng quang, niệu đạo sẽ gây đái buốt, đái rắt, đái khó. Nếu bị kẹt trong cuống đài thận, sỏi sẽ chèn ép làm bế tắc cuống đài thận nên đài thận giãn nở, lâu dần thận sẽ giãn mỏng như một túi nước. Khi các đài thận bị căng trướng nước tiểu, sẽ tạo ra áp lực cao tác động vào thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận.

Sỏi thận có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Khi sỏi cọ xát vào đường niệu thì nguy cơ niêm mạc bị phù nề, viêm, là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm đường tiểu. Người bệnh sẽ thấy đau lưng, đái buốt, đái rắt, đái đục. Nếu nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy thận.

Nếu thận mủ toàn diện có thể phải cắt bỏ thận. Bế tắc đường tiểu làm tồn đọng nước tiểu gây viêm nhiễm lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa thành đường tiểu kể cả đài thận. Hậu quả của xơ hóa sẽ dẫn đến giảm chức năng co bóp đường tiểu, chít hẹp làm bế tắc đường tiểu, tồn đọng nước tiểu.

Viêm nhiễm nặng ở đường tiểu còn làm hoại tử đường tiểu, xuất hiện các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản. Đã có những trường hợp vỡ thận và vỡ bàng quang do sỏi. Sự hiện diện lâu ngày của sỏi hai bên niệu quản hay sỏi thận một bên còn bên kia sỏi niệu còn dẫn đến hiện tượng vô niệu (không có nước tiểu). Chức năng thận sẽ bị giảm nếu có sỏi ở hai bên thận, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm gây ra suy thận.

Điều trị

Tùy theo kích thước, vị trí và biến chứng của sỏi gây ra mà có các chỉ định can thiệp lấy sỏi khác nhau. Chính vì những biến chứng nguy hiểm mà sỏi thận gây ra nên có những trường hợp cần can thiệp cấp cứu để lấy sỏi ngay, có trường hợp có thể trì hoãn lấy sỏi nghĩa là can thiệp lấy sỏi chủ động theo lịch như mổ lấy sỏi hoặc tán sỏi. Có trường hợp không cần can thiệp gì đối với sỏi nhỏ không gây các biến chứng đau nhiều, đái ra máu hoặc gây biến chứng viêm nhiễm ở thận.

Về điều trị sỏi thận, cần uống nhiều nước, đảm bảo lượng nước tiểu khoảng trên 2,5 lít/ngày; điều trị các đợt nhiễm khuẩn, viêm nhiễm ở thận; điều trị các biến chứng hay các yếu tố thuận lợi dễ hình thành sỏi. Khi biết được nguyên nhân hay thành phần của sỏi thì phải điều trị theo nguyên nhân. Ngày nay có nhiều phương pháp can thiệp lấy sỏi như: mổ lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể và nội soi lấy sỏi, nội soi tán sỏi qua da qua đường...

Sỏi thận có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Cần phải làm gì để đề phòng?

Cách dự phòng rẻ nhất và hữu hiệu nhất là nên uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít/ngày. Loại sỏi thận hay gặp nhất là sỏi canxi, nên câu hỏi đặt ra là có nên dùng canxi hay không? Câu trả lời là không cấm tuyệt đối nhưng nên dùng ở mức độ vừa phải. Vì dù nồng độ canxi trong nước tiểu cao nhưng nó cũng ít khi kết sỏi do có một số yếu tố ức chế kết tinh canxi thành sỏi.

Một điểm đáng chú ý nữa là, người ta nghiên cứu thấy những người uống vitamin C liều cao có nguy cơ bị sỏi thận cao gấp nhiều lần so với người khác. Lý do là vì dùng nhiều vitamin C thì thải ra lượng lớn oxalat trong nước tiểu và oxalat canxi kết tinh thành sỏi. Do đó, nên dùng vitamin C theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được dùng tùy tiện, không nên uống nhiều và dùng liều cao dài ngày. Người mắc bệnh sỏi thận nếu không điều trị kịp thời có thể có những biến chứng nguy hiểm, thầm lặng vì viên sỏi sẽ to lên và cản trở đường bài tiết nước tiểu, làm cho chức năng thận hư hại dần. Do vậy, khi có những triệu chứng như trên thì nên đi khám ngay.

Vì hơn một nửa số người đã từng bị sỏi thận sẽ tái phát, nên cách tốt nhất là thay đổi cách sống, đặc biệt là khẩu phần ăn và thói quen tập thể dục. Ngoài ra, nếu đã bị sỏi canxi, có thể cần phải giảm lượng thức ăn chứa nhiều oxalate, canxi như các loại quả hạnh nhân, sôcôla, chè, rau chân vịt, các loại quả mọng như dâu tây. Ăn kiêng với chế độ ăn ít chất đạm cũng làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

Triệu chứng của sỏi thận rất đa dạng nhưng phổ biến nhất là đau thắt lưng âm ỉ và thường nặng lên do một số yếu tố, ví dụ như sỏi di chuyển gây nên cơn đau quặn thận. Cơn đau quặn thận này có hai dạng: một dạng điển hình và một dạng không điển hình. Nếu dạng điển hình thì đau xuất phát từ vùng hông tức vùng thắt lưng và lan về phía dưới cơ quan sinh dục, thậm chí lan tới mặt trong của đùi và kèm theo có thể đi tiểu ra máu hoặc không. Những triệu chứng không điển hình là đau có thể lan ra vùng thượng vị và có một số người nhầm với bệnh dạ dày nên chẩn đoán nhầm nếu không khám lâm sàng để xác định.

BS. DƯƠNG ĐÌNH HANH

Làm gì để giảm chứng tê chân tay?

Lò Thị An (Yên Bái)

Tê chân tay là hiện tượng khá phổ biến, từ những dạng tê thông thường, nhất thời đến tình trạng nghiêm trọng kèm theo cảm giác đau buốt, khó chịu.

Tê chân, tay chủ yếu là do các nguyên nhân: Đứng lâu không thay đổi tư thế; Thiếu máu cung cấp cho vùng bị tê do mảng bám của chứng xơ vữa động mạch ngăn cản; Mắc hội chứng ống cổ tay, liệt dây thần kinh trụ, dây thần kinh xương mác; Bệnh rối loạn thận, bệnh gan, bệnh về máu, rối loạn các cơ quan mô liên kết, viêm nhiễm mạn tính, mất cân bằng hormon, ung thư hay các u lành chèn lên dây thần kinh; Thiếu vitamin E, B1, B6, B12... Nghiện rượu và mắc một số bệnh như tiểu đường, bệnh luput hay thấp khớp…

Việc đầu tiên là bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa xương khớp để tìm hiểu nguyên nhân và có cách khắc phục cụ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể giảm tình trạng tê tay bằng một số phương pháp như: Ngâm tay trong nước ấm có pha muối cho mạch máu nở ra sẽ đỡ tê; Nắm bàn tay lại xoè mạnh thẳng bàn tay và cánh tay ra. Bên cạnh đó, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh, giữ cân nặng ở mức vừa phải, tránh phơi nhiễm độc, có chế độ ăn uống cân bằng, tránh hoặc hạn chế uống nhiều rượu và bỏ thuốc lá.

BS. Như Lan